Bạn sắp tốt nghiệp nhưng vẫn mông lung chưa biết tương lai nghề nghiệp của mình như thế nào, mình sẽ làm gì và thăng tiến ra sao. Bài viết dưới đây giống như một tấm bản đồ giúp định hướng rõ đường đi cho bạn, giúp bạn có kế hoạch phát triển sự nghiệp hợp lý.
Lộ trình thăng tiến của một kỹ sư
Kỹ sư mới ra trường
Mô tả công việc: vừa tốt nghiệp, các kỹ sư ở cấp độ này thường bắt đầu bằng các công việc hỗ trợ, học hỏi và thực hiện các nhiệm vụ kỹ thuật dưới sự giám sát của kỹ sư cấp trên.
Mục tiêu: Nắm vững các kiến thức nền tảng, học hỏi kỹ năng kỹ thuật và cách làm việc thực tế trong môi trường công ty. Đây cũng là thời điểm để xây dựng các kỹ năng mềm như giao tiếp, làm việc nhóm, quản lý thời gian.
Kỹ sư có kinh nghiệm
Mô tả công việc: Sau một thời gian làm việc và tích lũy kinh nghiệm, kỹ sư sẽ đảm nhận các nhiệm vụ phức tạp hơn và ít giám sát hơn. Họ có thể tham gia vào các dự án nhỏ hoặc hỗ trợ các dự án lớn, chịu trách nhiệm về một số phần của hệ thống hoặc quy trình.
Mục tiêu: củng cố kiến thức chuyên môn, phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề và hoàn thành các dự án đầu tiên để nâng cao kỹ năng quản lý kỹ thuật và dự án.

Kỹ sư chính
Mô tả công việc: kỹ sư chính là người chịu trách nhiệm độc lập về các dự án hoặc hệ thống, giám sát và hướng dẫn các kỹ sư cấp dưới. Ở vị trí này, kỹ sư không chỉ thực hiện công việc kỹ thuật mà còn phải đảm bảo chất lượng và hiệu quả của dự án.
Mục tiêu: nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý dự án và phát triển chuyên môn sâu hơn trong lĩnh vực cụ thể. Kỹ sư ở cấp độ này cần đạt được uy tín trong lĩnh vực chuyên môn và có khả năng điều phối công việc của đội nhóm.
Trưởng nhóm kỹ thuật
Mô tả công việc: vai trò trưởng nhóm thường bao gồm việc quản lý một đội kỹ sư trong một dự án lớn, đảm bảo tiến độ, chất lượng và ngân sách của dự án. Ngoài kỹ năng kỹ thuật, trưởng nhóm cần có khả năng quản lý con người, lên kế hoạch và phối hợp với các phòng ban khác.
Mục tiêu: phát triển năng lực quản lý đội nhóm, tối ưu hóa quy trình làm việc và xây dựng kỹ năng lãnh đạo. Trưởng nhóm cũng cần có tư duy chiến lược để đáp ứng mục tiêu của công ty.
Quản lý kỹ thuật
Mô tả công việc: quản lý kỹ thuật chịu trách nhiệm giám sát toàn bộ quá trình kỹ thuật của một phòng ban hoặc bộ phận. Họ đảm bảo tất cả các dự án được thực hiện đúng tiêu chuẩn, ngân sách và mục tiêu. Họ cũng thường phải quản lý các nguồn lực, nhân sự, lên kế hoạch đào tạo và phát triển kỹ sư trong đội.
Mục tiêu: xây dựng kỹ năng quản lý cấp cao, hiểu sâu về các quy trình kinh doanh và các yếu tố tài chính ảnh hưởng đến
Giám đốc kỹ thuật
Mô tả công việc: ở cấp độ giám đốc, vai trò mở rộng từ việc quản lý đội ngũ đến giám sát chiến lược kỹ thuật của công ty. Giám đốc kỹ thuật chịu trách nhiệm lập kế hoạch dài hạn, hướng dẫn đội ngũ quản lý kỹ thuật và đảm bảo các sáng kiến công nghệ đáp ứng mục tiêu kinh doanh.
Mục tiêu: đóng góp vào chiến lược phát triển của công ty, kết nối các sáng kiến kỹ thuật với mục tiêu kinh doanh và định hình văn hóa kỹ thuật trong công ty.
Giám đốc công nghệ/ Phó chủ tịch kỹ thuật
Mô tả công việc: đây là vị trí cao nhất trong bộ phận kỹ thuật, tập trung vào chiến lược và sự phát triển công nghệ dài hạn của công ty. Họ chịu trách nhiệm xây dựng các chiến lược kỹ thuật lớn, tối ưu hóa quy trình, quản lý tài chính và liên kết với các bên liên quan quan trọng.
Mục tiêu: xây dựng tầm nhìn kỹ thuật của công ty, đảm bảo công nghệ và chiến lược kỹ thuật của công ty luôn đổi mới, cạnh tranh. Đây là vai trò quyết định đối với sự phát triển của công ty.

Sinh viên kết thúc thực tập cần làm gì để chuẩn bị kế hoạch phát triển sự nghiệp
Với sinh viên mới ra trường, chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế, để sự nghiệp rộng mở, bạn nên:
Đánh giá kinh nghiệm và định hướng chuyên môn
Bạn hãy xem lại những gì đã học được trong kỳ thực tập, hãy xem kỳ thực tập vừa qua có giúp bạn hiểu rõ hơn mình muốn phát triển trong lĩnh vực nào không. Có thể là kỹ thuật điện tử, cơ khí, tự động hóa, phát triển phần mềm… Hãy nghiên cứu các lĩnh vực phụ phù hợp.
Nếu bạn thích công việc phân tích và tối ưu quy trình sản xuất, hãy tìm hiểu sâu về mảng kỹ sư sản xuất. Nếu bạn muốn làm việc với công nghệ, kỹ sư hệ thống hoặc kỹ sư phần mềm có thể là hướng đi phù hợp.
Xây dựng và mở rộng các kỹ năng chuyên môn
Dựa trên trải nghiệm thực tập, hãy xác định những kỹ năng bạn cần phát triển thêm như đọc bản vẽ kỹ thuật, lập trình, quản lý dự án, hiểu biết về các tiêu chuẩn công nghiệp. Bạn có thể tham gia vào các khóa học về kỹ năng chuyên sâu như: lập trình Python, C++, thiết kế AutoCAD, SolidWorks, hoặc công nghệ AI, IoT sẽ là lợi thế khi xin việc. Nắm vững các kỹ năng này sẽ giúp bạn sẵn sàng trước những cơ hội việc làm tốt hơn.
Chuẩn bị cho quá trình tìm việc chính thức
Hãy cập nhật và tối ưu CV, Portfolio, hãy thêm vào CV những kinh nghiệm, dự án đã hoàn thành trong kỳ thực tập. Đảm bảo rằng CV của bạn phản ánh đúng các kỹ năng và kinh nghiệm có liên quan nhất với vị trí bạn nhắm đến. Bạn có thể tìm kiếm việc làm thông qua các nền tảng việc làm uy tín hoặc qua chính công ty thực tập.
Không ngừng nâng cao kỹ năng mềm
Trong môi trường kỹ thuật, kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm và giải quyết vấn đề cũng quan trọng không kém. Hãy tiếp tục cải thiện những kỹ năng này để trở nên linh hoạt, chuyên nghiệp trong môi trường làm việc thực tế.
Bạn muốn trở thành chuyên gia kỹ thuật hay đảm nhiệm vai trò quản lý. Hãy xác định rõ mục tiêu nghề nghiệp dài hạn rõ ràng, nó sẽ giúp bạn có động lực và chiến lược phát triển